Tên thật: Hiểu Phong
Dân tộc: Hán
Nơi sinh: tỉnh Hồ Bắc (khu Di Lăng – thành phố Nghi Xương)
Ngày sinh: 18/11/1977
Nghề nghiệp: Tác giả văn học mạng
Tác phẩm tiêu biểu: Chu Tước ký, Khánh dư niên, Gian khách, Tương dạ, Trạch thiên ký, Đại đạo triều thiên
Xem thêm: Phỏng vấn tác giả Miêu Nị
Sự nghiệp viết truyện của tác giả Miêu Nị
Miêu Nị từng học ở đại học Tứ Xuyên nhưng ông đã bị đuổi vì tội gây rối khi vẫn còn chưa đến năm tốt nghiệp. Sau đó ông về quê làm công, được tiếp xúc với máy tính nên mới phát hiện mình có thiên phú đánh máy và có thiên phú viết truyện. Miêu Nị bắt đầu tham gia sáng tác truyện trên mạng, lần lượt cho ra đời các tác phẩm: “Ánh tú thập niên sự”; “Chu Tước ký”; “Khánh dư niên”; “Gian khách”; “Tương dạ”; “Trạch thiên ký”;…
Nhờ văn phong tỉ mỉ tinh tế, kết cấu có thứ tự, tình tiết thoải mái, nội hàm sâu sắc nên Miêu Nị được khen là tác giả “Văn thanh”. 11/2003, Miêu Nị lấy bút danh là “Bắc Dương Thử”ở Qidian ra mắt tác phẩm đầu tay “Ánh tú thập niên sự” (đã dừng).
Sau đó lấy bút danh Miêu Nị sáng tác lại “Ánh tú thập niên sự”; “Chu Tước ký”; “Khánh dư niên”; “Gian khách”; “Tương dạ”,… Chỉ vài năm sau đấy đã trở thành tác giả đứng ở hàng ngũ Bạch Kim trên Qidian.
- Từ 6-12/2013, Miêu Nị đảm nhiệm vị trí giám khảo tại cuộc thi Sáng tác văn học trên mạng Fenghuang.
- 5/2014, Miêu Nị đổi sang đầu quân cho mạng văn học Tencent (QQ读书), và mạng Chuangshi (thuộc tập đoàn Duyệt Văn), đồng thời ra mắt tác phẩm “Trạch thiên ký”.
- 3/2017 tại một sự kiện của SNSD, vì Miêu Nị đã có phát ngôn không hay về Kim Thái Nghiên (Kim Tae Yeon) trên weibo nên đã vấp phải một làn sóng tranh luận dữ dội từ người hâm mộ của nhóm. Đến trưa ngày 13/3/2017, vì những phát ngôn của mình mà Miêu Nị đã phải đứng ra xin lỗi công chúng.
- 17/4/2017, cuốn tiểu thuyết “Trạch thiên ký” đã được chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên và được chiếu trên đài Hồ Nam Vệ Thị và đài Mango, Tencent, Iqiyi, Youku,… 15/10/2017, Miêu Nị ra mắt tác phẩm huyền huyễn mới “Đại đạo triều thiên” ở trên Chuangshi và Qidian.
Phong cách hành văn trong các tác phẩm của Miêu Nị
Như một độc giả trung thành có nhận xét: “Truyện của lão Miêu Nị thì khỏi bàn về chất lượng, bộ nào cũng là siêu phẩm từ Gian Khách, Tướng Dạ, tới Trạch Thiên Ký bộ nào cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả, cốt truyện hấp dẫn đọc cứ muốn đọc mãi không muốn dừng, đặc biệt là lối hành văn có 1 không 2 trong giới tác giả văn học mạng hiện nay, khó mà tác tác giả nào bắt chước được, với lối viết điểm xuyết lời ít ý nhiều , mỗi câu mỗi chữ đều hàm chứa ý nghĩa trong đó khi đọc luôn làm ta suy ngẫm không thôi. Truyện của Miêu Nị luôn ẩn chứa nhân sinh , các nhân vật phụ cũng đều rất đặc sắc mỗi người đều có ấn tượng riêng . Chính những thứ này tạo nên thương hiệu của tác giả, đây có thể nói là 1 trong những tác giả hiếm hoi càng viết càng hay”.
Hàm ý trong mỗi câu chữ trong truyện của Miêu Nị cực kỳ đậm nét, các nhân vật cũng vậy, hay nói những câu từ khó hiểu siêu hình nhưng lại mang đậm dấu ấn nội tâm sâu sắc. Thêm vào đó truyện lão bố cục rất sâu, rất logic, mưu kế trong truyện phải nói tầng tầng lớp lớp, sâu khó lường được. Luôn làm người đọc bị cuốn hút, khó lòng phán đoán được tình tiết tiếp theo là như thế nào, thường có bình đạm cũng có cao trào.
Miêu Nị có một mạch văn chậm rãi, miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, cách kể chuyện độc đáo, cả tả tình cũng vậy, từ tốn nhưng nhiều âm điệu biến hoá, khiến người ta cảm giác văn của ông như nhạc vậy, khiến người ta lâng lâng có cảm giác thăng hoa.
Nhân vật trong truyện của ông thường mang dáng vẻ hơi ngốc nghếch, bình đạm nhưng kỳ thực lại ẩn dấu một thế giới nội tâm to lớn. Ấn tượng nhất với mình là nhân vật Trần Trường Sinh trong Trạch Thiên Ký – kẻ được miêu tả là một chân nhân, có người bảo Trần Trường Sinh ngốc, mình lại chẳng hề thấy vậy. Mình nghĩ Trần Trường Sinh rất thông minh, suy nghĩ đơn giản như kiểu phản “bác quy chân ấy”. Những người vang danh thiên cổ được cả thế giới nể phục nhưng đứng trước những câu nói có phần ngây ngô của Trần Trường Sinh lại chẳng thể nào phản bác được.
Tuyến nhân vật phụ phải nói vô cùng đặc sắc, từ những người lớn tuổi quen mưu tính sâu xa, lòng mang thiên hạ đến những người trẻ tuổi khinh cuồng, nhiệt huyết với tương lai.
Đúng và sai nhiều khi chỉ là một khái niệm tương đối, nếu ta đổi vị trí sẽ có những cảm nhận khác nhau.
Thế giới phức tạp vì mọi người nghĩ quá nhiều, nếu không nghĩ nhiều thì thế giới sẽ trở nên đơn giản gian hơn. Nhưng ai có thể khiến mình không nghĩ nhiều đâu?
Cũng như Đai Đại Triều Thiên và Tướng Dạ, đọc Trạch Thiên Ký phải kiên nhẫn, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới thấy được cái hay của truyện. Truyện này đã chuyển thể thành phim. Phim hoạt hình hình ảnh không sắc nét nhưng vẫn có thần thái, còn phim người đóng thì tốt nhất anh em đừng xem làm gì, kỹ xảo ba xu, xuyên tạc hết nội dung truyện, nói chung là ngán.
Một điểm khác biệt nữa đó là, trong câu chuyện của mình, Miêu Nị đặc biệt thích miêu tả cuộc sống khói bụi nhân gian, với những sinh hoạt vụn vặt, thay vì hình ảnh thần tiên cao sang, thoát tục, với Miêu Nị, củi gạo mắm muối mới thực sự là cuộc sống cho nên mang theo hơi thở điền văn, câu chữ của anh đặc biệt tinh tế khi vẽ nên bức tranh đời sống sinh động, vụn vặt mà ấm nồng hơi người.
Cũng có bạn đọc so sánh Miêu Nị với các cây bút đại thần khác: “Truyện của Nhĩ Căn thì thiên về tu luyện, còn Miêu Nị thì thiên về nhân tính, từ đầu đến cuối, chả ai đúng, cũng chả ai sai, chỉ đơn giản là chí hướng của mỗi con người là khác nhau, nên làm những việc khác nhau. Truyện của Lão Nhĩ thì phải đọc đi đọc lại một đoạn nhiều lần thì mới hiểu, cũng có thể không hiểu nổi, có chăng chính tác giả giải thích thì còn chấp nhận được. Còn của Miêu Nị thì dù đọc đi đọc lại một đoạn nói chuyện thì vẫn chưa hiểu, phải đọc tiếp, đọc hết, thì mới hiểu được trước đó những nhân vật ấy, những tình tiết toan tính, cả những âm mưa thủ đoạn giữa các nhân vật mang những tầng lớp, đạo hàm như thế nào”.
Dù vậy, cũng phải chỉ ra nhược điểm của Miêu Nị
Đó là, hắn như sống với thế giới nội tâm của mình, của nhân vật mà nhiều khi không nghĩ cảm nhận của độc giả. Khả năng sáng tác của Miêu Nị vô cùng cao minh, hiện tại ít có ai sánh, có lẽ không có cái thứ hai có kỹ xảo viết truyện như vậy. Kiểu như nhìn từ nhiều góc độ rồi hoán đổi vị trí, cộng minh lại những tình tiết mà hắn rải ra khắp các chương, cộng với sức tưởng tượng phong phú tạo thành một bức tranh hùng vĩ.
Nhưng cũng có lẽ vì để sự tưởng tượng vượt lên quá cao, kiểu như vượt khỏi lằn ranh đỏ, khiến hắn thu thập hết sức vất vả, rồi khi gom lại làm mọi thứ trở nên đơn giản hơn thì người đọc đã quên hết những tình tiết trước đó, khiến mạch văn bị ngưng trệ.
Có người nói: Tác phẩm Miêu Nị đơn giản hoá ba phần, chính là thần tác, đơn giản hoá năm phần, trên internet thiên hạ vô địch.
Nhưng nếu vậy thì đâu còn là Miêu Nị với Trạch Thiên Ký, Tương Dạ, Gian Khách… hấp đẫn người đọc nữa. Hãy để cho các đạo hữu đọc và tự cảm nhận cái hay của truyện mang lại, thể nghiệm những nhiệt tình như lửa, tình yêu, thù hận, khoái ý ân cừu, những bất đắc dĩ cùng chua xót, những thống khổ cùng giãy dụa, những căm hận cùng chán ghét, những kiêu ngạo cùng kiên trì, những thứ rất đơn giản vui vẻ, những khát vọng với vận mệnh và sinh mạng!
Thiên lý sát nhất nhân, thập bộ bất nguyện hành.
Ta chính là kiếm.
Ngàn dặm giết một người, mười bước không muốn đi.
Ngàn dặm giết một người, mười bước không được đi.
Ngàn dặm giết một người, mười bước? Không được!
Ta chính là kiếm, kiếm chính là ta.
Đại Đạo Triều Thiên, tất cả chấp nhất kiếm.
Phong vân!
Tags: thông tin tác giả Miêu Nị, danh sách truyện của tác giả Miêu Nị, các truyện mới nhất của tác giả Miêu Nị tại www.truyenhay.co
Bình luận