Sau khi ăn cơm xong, Phùng Thiến Như cùng với bà cụ Phùng nói chuyện, Bành Viễn Chinh thì đi theo ông cụ vào thư phòng của ông.
Sau khi vào trong thư phòng, ông cụ chậm rãi ngồi xuống ghế của mình, sau đó ra hiệu cho Bành Viễn Chinh cũng ngồi xuống. Đọc Truyện Online Tại http://TruyenHay.co
Ông im lặng thật lâu rồi mới chỉ tay vào hai bức thư pháp trên tường:
– Đây là tranh chữ của Trịnh Tiếp, và là bản gốc đấy.
Bành Viễn Chinh ngẩng đầu nhìn bức tranh chữ, một tấm là vẽ sơn trúc truyền thần, một tấm là vẽ mẫu đơn một cách tỉ mỉ. Hắn tuy không hiểu về thi họa cho lắm, cho nên trước mặt ông cụ cũng không dám khoe khoang, biết ông cụ còn có câu dưới nên lẳng lặng chờ đợi.
– Phía sân sau của ông còn một vò mẫu đơn, là giống thượng phẩm từ Giang Bắc mang đến. Hàng năm, vào cuối mùa xuân, nó nở rất rực rỡ. Ngoài ra vốn còn có một vò gậy trúc, nhưng đáng tiếc là khí hậu không tốt nên nó không được tươi. Ông đã cho người nhổ nó đi, toàn bộ chỉ còn lại mẫu đơn.
Ông cụ giọng nói rất hòa hoãn nhưng cũng rất hữu lực. Bành Viễn Chinh thật sự lắng nghe, trong lòng chấn động. Hắn là người tái sinh nên khi nghe được lời nói của ông cụ thì mơ hồ hiểu được thâm ý trong đó.
Quả nhiên, tạm thời ông cụ không tính toán đưa hai mẹ con hắn vào thủ đô. Điều này có nghĩa là thân phận của hắn sẽ không được công khai.
– Cháu có hiểu ý tứ của ông nội không?
Phùng lão đuôi lông mày nhướng lên, nhìn Bành Viễn Chinh.
– Viễn Chinh hiểu được, thưa ông nội. Ông nội, cháu cho tới bây giờ vốn không có nghĩ sẽ trở thành một đóa hoa trong nhà kính. Không gian của cháu là ở bên ngoài.
Bành Viễn Chinh thanh âm có chút cảm thán.
Phùng lão hài lòng gật đầu:
– Tốt!
– Dựa vào điểm này, cháu giỏi hơn so với Viễn Hoa.
Phùng lão vuốt râu:
– Cháu nhớ kỹ, bất luận cháu ở đâu, thì đều là cháu nội của Phùng Bồi Vinh này. Cháu nội của ông đầu phải đội trời, chân phải đạp đất, không thể không chống lại nổi gió mưa.
– Vâng ạ!
– Cháu tuy rằng là cháu của ông, nhưng ông không cho phép cháu dùng danh dự của ông và của gia tộc làm điều xằng bậy. Ông nội hy vọng cháu có thể thông qua cố gắng của mình, tranh thủ những gì mình muốn.
– Vào thời điểm tết âm lịch, hãy mang mẹ đến thăm ông, chúng ta người một nhà chính thức đoàn tụ.
Phùng lão nét mặt trở nên nghiêm túc:
– Ông nội hy vọng cháu sẽ từ cơ sở đi lên, kiên định làm người, giữ khuôn phép làm việc, tương lai sẽ phát triển Phùng gia chúng ta.
Phùng lão lời nói trịnh trọng, Bành Viễn Chinh trong lòng cảm thấy căng thẳng. Hắn biết tối thiểu trong một thời gian dài sẽ không thể mượn đến năng lượng gia tộc, và cũng mơ hồ đoán ra được đây là khảo nghiệm của Phùng lão. Chỉ cần Phùng lão không công khai thân phận của hắn, thì hắn vĩnh viễn không thể dựa thế vào gia tộc Phùng gia, Tuy nhiên, đây cũng là dự kiến bên trong của hắn.
Hắn lập tức đứng dậy:
– Cháu hiểu rồi, ông nội, cháu sẽ không để ông nội thất vọng.
– Ừ, vào lễ mừng năm mới, con hãy mang tro cốt của ba con đến thủ đô, an táng ở đây luôn. Ông và bà nội sẽ chăm sóc cho ba con.
Phùng lão thanh âm đột nhiên có chút nghẹn ngao. Ông xoay qua chỗ khác một lát, sau đó trong nháy mắt khôi phục lại được sự bình tĩnh.
– Còn có một chuyện này, ba của con đã mất, bác cả lại không có con. Ông nội hy vọng con về sau hãy xem Bá Đào như cha của mình.
Phùng lão nhẹ nhàng nói, sự thương cảm trong đôi mắt dần dần rút đi, thay vào đó là sự thâm thúy.
Bành Viễn Chinh ngẩn ra, cũng không có bất luận một do dự nào, lập tức gật đầu đồng ý. Cha không còn, nhận bác cả làm cha, đó coi như cũng là điều bình thường. Chỉ có điều, hắn cảm thấy lời này của Phùng lão còn có hàm ý khác.
– Được rồi, ông nội còn phải xem qua mấy văn kiện, cháu hãy đi tắm rửa rồi trò chuyện với bà nội. Đi đi.
Phùng lão có chút mệt mỏi phất tay, Bành Viễn Chinh không dám chậm trễ, lập tức ra ngoài.
Màn đêm buông xuống, Bành Viễn Chinh ở lại Đại Hồng Môn ngủ lại. Phùng Thiến Như cũng thế.
Mà cũng trong đêm đó, hai vợ chồng Phùng lão cũng cãi nhau một trận vì sự sắp xếp của Phùng lão cho hai mẹ con Bành Viễn Chinh.
Bà cụ Phùng cho rằng hai mẹ con Bành Viễn Chinh đã chịu cực khổ quá nhiều, hẳn là lập tức đưa đến thủ đô ngay, không cầu đại phú đại quý nhưng cầu bình an, hạnh phúc. Và hai ông bà lúc nào cũng nhìn thấy cháu của mình.
– Chịu chút cực khổ có sợ cái gì? Người trẻ tuổi thì phải nên chịu cực khổ. Phải cho nó biết, ngay cả khi được Phùng Bồi Vinh tôi nhận làm cháu thì cũng chưa chắc có thể nhận được từ tôi hay Phùng gia bất cứ cái gì. Ở Phùng gia này không có khả năng không làm mà hưởng.
Phùng lão rất nghiêm túc, kiên trì không nhượng bộ.
Bà cụ Phùng tức giận, cầm lấy cái tách của mình ra phòng khách.
Ngày hôm sau, Phùng lão còn một hội nghị quan trọng phải tham dự, nên sáng sớm cảnh vệ và lái xe đã đưa đi rồi.
Dựa theo ý tứ của Phùng lão, Bành Viễn Chinh không thể ở lại Đại Hồng Môn quá lâu nên cùng ngày đã rời khỏi. Khi đi, bà cụ Phùng lưu luyến, ôm lấy Bành Viễn Chinh khóc một hồi.
Vẫn là chiếc xe quân dụng đưa Bành Viễn Chinh về lại thành phố Tân An tỉnh Giang Bắc.
Khi hắn còn đang trên đường, thì bà cụ Phùng đã gọi điện cho Phùng Bá Đào. Bà cụ Phùng trong điện thoại than ngắn thở dài. Phùng Bá Đào hiểu được ý tứ của mẹ mình nên khẩn trương đồng ý.
Phùng Bá Đào trong lòng rất hiểu, Phùng lão nửa đời người hiến cho cách mạng, nửa đời sau hiến cho quốc gia, một chút tâm tư cũng không có. Ông không có khả năng lợi dụng quyền lực và ảnh hưởng trong tay của mình để trải đường cho con cháu.
Nhưng làm bác cả, đối với đứa cháu trai cảnh đời vất vả này, Phùng Bá Đào cũng cảm thấy rất thương tiếc. Hơn nữa, Phùng lão đã nói với Bành Viễn Chinh nên xem ông là cha, ý tứ muốn ông nhận hắn làm con nuôi.
Phùng Bá Đào kỳ thật cũng không dám sau lưng Phùng lão làm bất cứ một động tác nào. Ông cụ nói để Bành Viễn Chinh tự lực thì chính là để cho hắn tự lực, ai cũng không dám cãi lời. Ông vốn muốn sai người sắp xếp cho Bành Viễn Chinh một đơn vị công tác tốt hơn, cũng là để cho mẹ con hắn cuộc sống đỡ hơn một chút, nhưng cuối cùng vẫn không được.
Sau khi Phùng Bá Đào gọi vài cuộc điện thoại thì lúc này mới gọi lại cho mẹ, thông báo không thể dựa theo ám chỉ của mẹ sắp xếp cho Bành Viễn Chinh về thủ đô làm việc khiến cho bà cụ rất bất mãn.
– Mẹ, ba đã nói rằng cứ để cho Viễn Chinh ở lại Giang Bắc, con không dám mang nó về lại thủ đô. Nếu con giúp nó, thì xem như đã làm sai nguyên tắc của ba. Mẹ, kỳ thật thì ở dưới cũng giống nhau thôi. Viễn Chinh tốt nghiệp đại học Kinh Hoa, là sinh viên giỏi nhiều mặt, lại là đảng viên, công tác khẳng định là không thành vấn đề.
Phùng Bá Đào cười nói. Bà cụ Phùng thì trách cứ:
– Các người để nó ở một địa phương nhỏ thì làm gì ngẩng đầu lên được. Phải mất bao nhiêu năm đây? Mười năm hay là hai mươi năm? Mẹ tuổi đã lớn rồi, còn có thể gặp nó được mấy ngày? Con à, không phải mẹ nói con, em con đã mất, đây chính là cốt nhục duy nhất của em con còn trên đời, là cháu trai của các con. Chúng ta là người một nhà, nhất định phải đoàn tụ với nhau.
– Các người không thể bỏ mặc đứa bé này. Mẹ kiên quyết không đồng ý. Nó đã chịu chưa đủ cực khổ sao? Các người không nhìn thấy à? Các người phải khiến mẹ nói như thế nào mới vừa lòng?
Phùng Bá Đào cười khổ:
– Mẹ, mẹ đừng có nói như vậy. Con cũng muốn đem Viễn Chinh vào thủ đô, nhưng ba đã quyết định rồi. Tính tình của ba chẳng lẽ mẹ không biết. Con ở sau lưng ba đem Viễn Chinh về đây, mẹ nghĩ ba có thể tha thứ cho con sao?
Bành Viễn Chinh không bảo lái xe đưa mình đến khu tập thể mà xuống xe ở một nơi gần nhà ga Tân An.
Hắn ngồi một chiếc xe khác về lại nhà. Mẹ của hắn tinh thần bất an, ngồi trên sofa xem TV, thấy hắn vào cửa, lập tức nhíu mày nói:
– Viễn Chinh, không phải con mới từ thủ đô về sao? Sao bây giờ đã về đến rồi?
Bành Viễn Chinh trong lòng thầm than. Hắn chưa nói sự thật cho mẹ biết, chỉ nói dối rằng ba của bạn hắn vì vấn đề công tác của hắn mà đến tìm hắn thôi.
Nếu Phùng lão đã an bài như vậy, Bành Viễn Chinh cũng chỉ có thể tạm thời duy trì trầm mặc. Đợi cho đến tết âm lịch, tất nhiên sẽ có người của Phùng gia giải thích cho mẹ hết thảy.
Bình luận