Chợ vẫn còn đông đúc náo nhiệt, thuyền nhỏ len lỏi giữa những thuyền hàng, đội sóng trở về.
Gần cập bờ, Phó tứ lão gia bỗng ngạc nhiên kêu một tiếng rồi chỉ vào một chiếc thuyền phía đối diện, “Đó là thuyền của đại phòng.”
Khoảng cách giữa hai chiếc thuyền dần ngắn lại, từ bên này có thể nghe thấy tiếng nói vọng ra từ thuyền bên kia.
Phó tứ lão gia cau mày. Chiếc thuyền đối diện rung chuyển, có vẻ như người trên đó đang tranh cãi.
“Rầm!”, tiếng động vang lên chát chúa, dường như là tiếng lật bàn. Thuyền đối diện ngừng lại, có người vén rèm nổi giận đi ra.
Đó là một người đàn ông trung niên tầm hơn bốn mươi tuổi đầu đội mũ dạ, trên người mặc trường bào bằng lụa Sơn Đông, chòm râu đã lấm tấm hoa râm, quay đầu lại cười lạnh, nói với người trong khoang thuyền: “Cháu giờ thì giỏi rồi, là người học hành đỗ đạt, là ông nọ bà kia, đám người già chúng ta nào dám động vào, nhưng cháu đừng có quên năm ấy làm sao mẹ cháu mới nuôi nổi cháu lớn đến chừng này!”
Nhà đò không dám lên tiếng.
Phó tứ lão gia vốn định ra nói mấy câu với người trung kiên kia nhưng nghe thấy thế cũng vội quay về khoang thuyền nhà mình, nhăn mặt với Phó Vân anh rồi nhắc nhà đò, “đi thôi.”
Tiếng mái chèo lại bì bõm vang lên, thuyền nhỏ lại phóng trên mặt nước.
Khi hai thuyền lướt qua nhau, họ nghe thấy người trên thuyền kia nói, “Tam thúc, cháu không đồng ý.”
Tiếng nói trầm ấm, giọng điệu ôn hòa nhưng vẫn quả quyết và dứt khoát.
Người đàn ông trung niên hừ một tiếng, lạnh lùng nói: “Tới lúc về gặp mẹ cháu, cháu còn dám nói thế không?”
không nghe thấy người bên trong thuyền sẽ trả lời thế nào.
Gió Bắc thổi qua, tốc lên một góc rèm, lộ ra một dáng người mảnh khảnh đừng trong khoang thuyền, hai tay chắp lại, đôi mắt vẫn hướng về phía mặt sông như đang ngắm tuyết rơi.
Trong chớp mắt, Phó Vân anh không kịp nhìn kỹ tướng mạo của người con trai kia, chỉ cảm thấy trước mắt như hiện lên một quầng sáng trong như băng tuyết.
Dẫu chỉ thoáng qua trong giây lát nhưng nàng đã nhìn thấy vài đường nét trên khuôn mặt người nọ, thật sự là mặt mày như họa.
Nếu nàng không nhầm, người trên thuyền là một mỹ nam.
Nàng cúi đầu chỉnh lại chiếc vòng vàng trên cổ tay đã lộ ra ngoài tay áo, thoáng nghĩ, giọng nói đã hay đến thế, vẻ ngoài phải đẹp đến thế nào mới phù hợp đây.
Về tới Phó gia, chính viện đang tràn ngập tiếng nói cười.
Phó Nguyệt và Phó Quế không biết vì sao đã lại làm hòa với nha, hai chị em ngồi trên sập chơi đan dây, mấy nha hoàn đứng xung quanh chỉ dẫn.
Hai thiếu gia Phó Vân Khải và Phó Vân Thái đang chơi đánh đáo. Phó Vân Khải thắng ít thua nhiều nên bực bội cởi áo khoác, tựa vào bên sập, chăm chú theo dõi từng động tác của Phó Vân Thái.
Lão thái thái quan tâm Phó tứ lão gia, hỏi chuyện ông ra ngoài làm ăn thì ăn uống ngủ nghỉ như thế nào.
Phó Vân anh bảo nha hoàn mang đồ chơi mua từ chợ về ra, tặng cho các anh chị.
Quà giống nhau, không có gì phải so bì tranh giành, Phó Nguyệt và Phó Quế mỗi người cầm một phàn, cười cảm ơn nàng, rủ nàng chơi cùng.
Nàng chưa kịp từ chối, đại nha hoàn của lão thái thái là Phu Nhi đã bế nàng lên sập rồi xoa đầu nàng.
Phu Nhi là con gái nhà nông, người khỏe mạnh nên bế nàng cũng không có gì khó khăn.
Phó Vân anh cầm lấy dây lụa, đan mấy lần đã làm được mấy kiểu phức tạp.
“Đây là kiểu gì thế? Sao tỷ chưa thấy bao giờ?” Phó Quế thấy thế liền phấn khích, giật lấy dây lụa, vòng vào cổ tay mình, “anh tỷ nhi, muội mau dạy tỷ làm thế nào đi!”
Phó Nguyệt nhẹ nhàng: “Quế tỷ nhi, đợi anh tỷ nhi chơi xong lại dạy muội được không? Để muội ấy chơi thêm một lúc nữa rồi sẽ lại đến lượt muội mà.”
Phó Quế tối mặt.
Phó Vân anh không nói lời nào, hai chị em họ này đúng là oan gia, lúc trước thì tay nắm tay cười cười nói nói, lúc sau thì mặt đỏ tía tai không nói không rằng.
Nàng từ lâu đã quên cách làm bạn với mấy cô bé mười một mười hai tuổi, nghĩ ngợi một lúc rồi bám lấy thành sập trèo xuống.
Sập này không có chỗ để chân, nàng cố mấy lần đôi chân nhỏ mới chạm đất an toàn.
Mấy nha hoàn bên cạnh cười khúc khích, trông ngũ tiểu thư lật đật bò xuống sập trông đáng yêu quá mà!
Phó Vân anh muốn quay về viện của mình. Khi mua giấy bút và mực viết cho nàng, Phó tứ lão gia cũng đồng ý sẽ không can thiệp vào chuyện học hành của nàng, nhưng cũng không nói nàng có thể đi học đường học như các thiếu gia.
Đầu tiên nàng cần biểu hiện sao cho thật không giống bình thường, vậy mới có thể có cơ hội. Kiếp trước nàng chỉ học đến khi biết chữ rồi hoàn toàn từ bỏ nên nàng cũng chỉ có thể đọc hiểu thư từ chứ tri thức trong sách vở nàng đã quên hết từ lâu. Thời gian sẽ chẳng đợi ai cả, nàng cần phải tranh thủ ôn lại kiến thức, nhanh chóng đuổi kịp mấy vị thiếu gia trong nhà rồi từ từ vượt qua bọn họ.
Lão thái thái vẫn đang nắm tay Phó tứ lão gia hỏi cái này cái khác thì trong viện vang lên tiếng cười nói của Lư thị.
Lư thị đi vào, theo sau là một đám nha hoàn bà tử, bên cạnh là Hàn thị và Phó tam thẩm. đã đến giờ ăn trưa, Lư thị tới hỏi lão thái thái bữa trưa hôm nay bà muốn ăn vịt hầm hay canh xương.
Phó Vân anh cũng cùng ăn với người trong nhà.
Phó tam thúc đã về, Phó tứ lão gia sai người bày rượu, hai anh em ngồi bên ngoài phòng, vừa ăn vừa uống rượu, lại vừa bàn chuyện làm ăn.
Lão thái thái và các cháu nội ăn ở một gian khác, các con dâu mỗi người ngồi trên một chiếc ghế cạnh con mình, giúp con gắp đồ ăn.
Ăn được nửa bữa cơm, phía ngoài có tiếng bước chân gấp gáp, Vương thúc từ ngoài chạy vào, hổn hển: “Quan nhân, bên đại phòng lại có chuyện gì rồi, tam lão gia mời đại diện các chi qua bên đó nói chuyện.”
Tam lão gia của đại phòng là tộc trưởng hiện giờ của Phó gia.
Tộc trưởng cho mời, là chuyện lớn.
Phó tứ lão gia và Phó tam thúc nhìn nhau rồi đặt chén rượu xuống.
Vương thúc lại tiếp: “Lần này chắc phải có chuyện lớn, bên đó nói mỗi chi có bao nhiêu anh em thì phải từng ấy người qua, nếu không ở nhà thì phải cử con trai hoặc cháu trai đi thay, không ai được phép vắng mặt. Hình như là việc gấp nên bên kia giục giã nôn lắm, quan nhân mau đi thôi ạ.”
“Lần này là để bầu tộc lão à?” Phó tam thúc vẫn ngơ ngác, chưa hiểu chuyện gì xảy ra.
Chuyện trong tộc bình thường là do các tộc lão bàn bạc và quyết định. Tộc lão là những người đức cao vọng trọng trong tộc một khi đã được chọn, sẽ không thay đổi, trừ phi người đó làm gì quá đáng lắm khiến mọi người không thể chấp nhận được. Chỉ khi người đời trước mất đi mới có người đời sau thay thế, trở thành tộc lão mới.
Tết đến là thời điểm mọi người làm ăn bên ngoài đều trở về nhà nên những việc quan trọng trong tộc đều được bàn bạc vào dịp này.
Phó tứ lão gia lông mày khẽ nhíu lại, nhìn về phía gian bên cạnh.
Phó Vân Khải đang gặm một miếng chân giò hầm mật, miệng bóng nhẫy mỡ, nước xương chảy xuống tong tỏng.
Phó Vân anh giật giật ống tay áo Phó Vân Khải, “Cửu ca, tứ thúc nhìn huynh kìa, mau đi rửa mặt chải đầu, sửa soạn đi thôi.”
Trong miệng vẫn còn ngậm miếng thịt, Phó Vân Khải ngơ ngác, “Cái gì cơ?”
Phó Vân anh chầm chậm nói: “Vương thúc vừa nói đó thôi, không ai được vắng mặt, cha không còn nữa thì huynh phải đi chứ.”
Lư thị cũng hiểu ra, nhanh chóng lệnh cho nha hoàn đi múc nước giúp Phó Vân Khải rửa tay rửa mặt.
Phó Vân Khải suýt nghẹn miếng thịt trong cổ họng, nuốt nước miếng đánh ực một tiếng, “Con không đi!”
Lư thị đứng lên kéo hắn dậy, cười an ủi: “Khải ca nhi ngoan, không có việc gì đâu, con đi theo hai thúc thúc con, đừng sợ.”
Phó Vân Khải run rẩy, tránh thoát khỏi tay Lư thị, chui vào lòng lão thái thái, “Nãi nãi, con muốn ăn cơ… Người đừng bắt con đi.”
Lão thái thái vỗ về mặt cháu trai, cao giọng nói: “Lão tứ, hai đứa con đi là được rồi, Khải ca nhi còn nhỏ, Tết nhất đến nơi, đừng làm nó sợ.”
Khuôn mặt Phó tứ gia lộ ra vẻ khó xử.
Trong tộc, nhà nào càng nhiều anh em thì lại càng có thế, người khác nhìn không dám chèn ép, phân chia tài sản cũng sẽ có lợi. Nếu phòng nào không có con thừa tự thì đất đai tổ tiên để lại cũng bị dòng họ thu về. Ông nhận con thừa tự cho Phó lão đại cũng chính là vì muốn giữ lại được phần gia sản của dòng họ nằm dưới danh nghĩa của Phó lão đại, dù ít dù nhiều nhưng cũng không thể để cho người khác cướp đi. một cái núi hoang cũng còn có thể có quặng ngọc nữa là!
Ông có thể cho Khải ca nhi vị trí con thừa tự của Phó lão đại nhưng muốn người trong tộc thực sự nhìn nhận, đứa trẻ này phải tự cố gắng.
Đưa Khải ca nhi đi nghe người lớn trong tộc bàn bạc chuyện quan trọng là để nó có cơ hội học hỏi.
Đáng tiếc, Khải ca nhi bị nuông chiều… Bắt ép nó đi, không biết chừng nó sẽ khóc lóc ầm ĩ trước mặt người lớn trong tộc, thế thì còn biết để mặt vào đâu.
Phó tứ lão gia mặt mày nhăn nhó, ánh mắt chợt quét đến Phó Vân anh đang ngồi ngay ngắn bên cạnh.
Phó Vân Khải chỉ biết làm nũng, chỉ thiếu nước chui tọt vào trong ống tay áo của lão thái thái. anh tỷ nhi lại tỉnh táo hiểu chuyện, không cần ông nói cũng hiểu ông định mang Khải ca nhi đi từ đường trong tộc.
Phó tứ lão gia vẫy tay với cháu gái, “anh tỷ nhi, con đi vậy.”
Phụ nữ trên bàn ngơ ngác.
Hàn thị bỗng giật mình, “Thế này…”
“Mẹ, con đi với tứ thúc ra ngoài một chuyến, không có vấn đề gì đâu ạ.” Trong khi bà nội và các thím vẫn đang nghĩ ngợi, Phó Vân anh chậm rãi đứng dậy, nhắc nha hoàn mau đi theo mình rồi đi ra ngoài.
Chờ nàng đi tới, Phó tứ lão gia nắm tay nàng, “Cũng chẳng còn cách nào, trong tộc cũng có người đi làm ăn buôn bán, quanh năm suốt tháng không ở nhà, nương tử nhà bọn họ có thể thay mặt chồng mình, chỉ có điều không thể bước vào từ đường. Qua bên đó con ngồi cùng với họ ở phòng bên cạnh, nếu con sợ thì gọi Vương thúc đưa con về là được.”
Phó Vân anh gật đầu, “Tứ thúc, con hiểu rồi ạ.”
Phó lão đại mất rồi, cửu ca Phó Vân Khải chẳng có tác dụng gì, nàng thay mặt đại phòng tham dự. Con gái nếu không có việc gì thì không thể bước vào từ đường, nàng sẽ cùng với các bà các thím trong tộc ngồi phòng bên cạnh nghe bàn bạc.
Phó tứ lão gia chẳng phải mong muốn từ nay nàng sẽ thay thế Phó Vân Khải, đưa nàng đi từ đường chỉ là để nói nhà Phó lão đại vẫn còn con cái, đề phòng người trong tộc nói ra nói vào mà thôi.
Nàng đồng ý trở thành vật trang trí (bù nhìn), việc gì cũng phải có trình tự của nó, sao có thể một lần là xong. Hôm nay coi như là bước đi đầu tiên của việc xây dựng lòng tin, đi lần này có lợi cho việc về sau nàng xin phép Phó tứ lão gia cho nàng đi học đường học hành. Phó tam thúc lúc nào cũng nghe lời em trai mình là Phó tứ lão gia, không bao giờ phản đối quyết định của em trai. Ngoài viện đang tuyết lớn, mấy gã sai vặt bung dù cho ba chú cháu đi bộ về phía từ đường.
Dọc đường đi, bọn họ gặp thêm vài người Phó gia khác. Mọi người chào hỏi nhau rồi khẽ bàn luận không biết vì sao lại triệu tập đàn ông trong tộc gấp như thế, có người đoán là bầu tộc lão, có người lại đoán là để chia quà cuối năm.
Phó Vân anh đi sát vào Phó tứ lão gia, nàng nhỏ người lại không nói tiếng nào nên cũng có rất ít người để ý tới nàng.
Khi gần đến từ đường, một bóng người nhỏ gầy từ trong hẻm đi ra, bước tới trước mặt Phó tứ lão gia, “Tứ lão gia, lão thái thái nhà chúng ta mời ngài qua đó nói chuyện.”
Phó tứ lão gia nhận ra người đó nên dừng bước, “Trần lão thái thái muốn gặp ta sao?”
Người nọ gật đầu.
Phó tứ lão gia trầm ngâm một lát rồi quay qua nói với Phó tam thúc: “Huynh tới từ đường trước nhé, chút nữa đệ tới ngay.”
“À, được.” Phó tam thúc không hỏi nhiều, đi tiếp với những người khác.
Phó tứ lão gia cúi xuống nói với Phó Vân anh, “Đây là người của đại phòng, Trần lão thái thái là mẹ của nhị thiếu gia.”
Bọn họ đi theo gã sai vặt vào tòa nhà bề thế nhất phố Đông Đại.
Trời đang rét đậm, trong viện của đại phòng lại xanh ngắt một màu, theo hành lang đi sâu vào phía trong, nơi đình viện sâu thẳm là một rừng trúc đang lay động theo gió tạo ra tiếng sàn sạt tựa mưa rơi.
Gã sai vặt dừng lại trước một cánh cửa, “Tứ lão gia chờ một lát, tiểu nhân đi vào báo một tiếng.”
Phó tứ lão gia cười gật đầu.
Đợi một lát, người vẫn chưa thấy quay lại.
Phó tứ lão gia chỉ vào rừng trúc phía sau, khẽ nói: “anh tỷ nhi, con nhìn rừng trúc này xem, tất cả đều được chuyển từ phủ Trường Sa tới trồng ở đây, Trần lão thái thái là người phủ Trường Sa.”
Phó Vân anh khẽ à lên một tiếng, nàng không có mấy hứng thú với trúc.
Phó tứ lão gia nhìn xung quanh, định tìm người hầu nào đó để hỏi. Nhìn một vòng, ông bỗng giật mình: “Nhị thiếu gia!”
Mặt tràn đầy hưng phấn, ông kéo tay Phó Vân anh đi xuống thềm đá điểm rêu.
Trong viện yên ắng, một mảnh rừng trúc tỏa bóng xuống mặt hồ tạo thành một khoảng đen lạnh lẽo.
Tới khi lại gần, Phó Vân anh mới nhận ra hóa ra có người đang đứng bên bờ hồ. Đó là một thanh niên trẻ tuổi mặt mày tuấn tú, đường nét rõ ràng, có phong phạm của người đọc sách, trên người mặc một bộ quần áo lụa màu trắng tay áp rộng, đầu không mang nho khăn, chỉ dùng khăn lưới vấn tóc [1].
[1] Nho khăn là mảnh vải quấn quanh búi tóc, ở đây nhị thiếu gia ở nhà nên không dùng khăn này, chỉ dùng một tấm lưới để cố định búi tóc. Tác giả giải thích thêm ở cuối Chương 13.
Tuyết đã phủ kín vai y, chắc hẳn y đã đứng dưới tuyết khá lâu.
Phó Vân anh ngẩng đầu nhìn thật kỹ người thanh niên này, thấy khuôn mặt y ôn hòa. thanh cao, đôi mắt lại thâm thúy sắc bén, ánh mắt rất sáng như ẩn chứa báu vật.
Phó tứ lão gia hơi lúng túng, đến thở cũng cố thở nhẹ lại, cố gắng kìm nén sự phấn khích của bản thân, dắt tay Phó Vân anh đi nhanh về phía đó, lên tiếng: “Vân Chương đang thưởng tuyết sao?”
Người thanh niên đang trầm tư kia bỗng như bừng tỉnh, hơi hơi gật đầu, tiếng nói nhu hòa như dòng nước mùa xuân, “Tứ thúc.”
Phó Vân anh chớp mắt, giọng nói trong trẻo mà không mất đi khí thế này rất quen, là người tranh cãi với Phó Tam lão gia trên chiếc thuyền ở chợ tết.
Đây chính là kỳ tài ngút trời đã đỗ cử nhân từ thuở thiếu niên Phó Vân Chương? Chính là nhị thiếu gia đã dùng công danh vực dậy toàn bộ gia nghiệp của đại phòng ấy ư?
Bình luận