Hơn nữa, nếu như Chu Hòa Sưởng hắn thực sự thích đàn ông thì còn cần phải che che giấu giấu sao?
Thích thì cứ thoải mái mà thích.
Bên cạnh hắn chẳng có một nam sủng nào, tại sao Hoảng hậu lại cứ khăng khăng tin rằng hắn có tư tình với Vân ca nhi cơ chứ?
Cậy sủng mà kiêu thực ra cũng đáng yêu đấy, nhưng cái kiêu này của Hoàng hậu lệch hướng rồi!
Chu Hòa Sưởng lắc đầu, mở bừng mắt, “Cây cao đón gió, Vân ca nhi quá nổi bật, đệ ấy đi Kinh Tương, không biết bao giờ mới quay về, nhất định sẽ có người nhân dịp hắn không ở đây để ly gián quan hệ giữa hai người chúng ta.”
hắn vẫn luôn ghi nhớ câu chuyện ba người thành hổ [2].
[2] Lời đồn thất thiệt lặp lại nhiều lần sẽ có thể che giấu chân tướng, khiến người ta tin tưởng là sự thật. Điển cố ở cuối chương.
Editor: Điển tích ba người thành hổ:
Vào thời Chiến Quốc, để kết tình giao hảo với nước láng giềng là Triệu quốc, vua nước Ngụy đã quyết định đưa thái tử sang đô thành Hàm Đan làm con tin, đồng thời phái trọng thần tên là Bàng Thông đi cùng.
Bàng Thông là người nước Ngụy, là đại thần được Ngụy Vương vô cùng trọng dụng. Vì lo sợ rằng sau khi rời khỏi cố quốc sẽ có lời gièm pha đến tai Ngụy Vương, nên trước khi đi Bàng Thông đã hỏi Ngụy Vương: “Tâu đại vương, nếu có người nói với đại vương rằng ở chợ xuất hiện hổ ăn thịt người, thì đại vương có tin không?”.
Ngụy Vương ngay lập tức trả lời: “Ta đương nhiên là không tin rồi, chợ đông đúc sao có hổ được?”.
Bàng Thông hỏi tiếp: “Nếu lại có người nói với đại vương rằng ở chợ xuất hiện hổ, ngài có tin không?”.
Nguỵ Vương chần chừ một lúc rồi nói: “Đối với chuyện đó, ta nửa tin nửa ngờ”.
“Nếu có người thứ ba đến nói rằng ở chợ xuất hiện hổ, thì ngài còn tin không?”, Bàng Thông lại hỏi tiếp.
Lần này Ngụy Vương gật gật đầu, bảo rằng: “Mọi người đều nói như vậy, đương nhiên là ta tin rồi”.
Bàng Thông bèn nói:
“Chợ không hề có hổ, đó là điều rõ ràng. Nhưng liên tiếp có ba người khẳng định rằng ở chợ có hổ, thì đại vương liền cho là có hổ. Nay, thần đưa thái tử sang Hàm Đan của nước Triệu, nơi đó cách thành Đại Lương của ta còn xa hơn nhiều so với cung điện cách chợ. Những nghị luận sau lưng thần, lời nói xấu về thần e rằng sẽ không chỉ có ba người. Vậy nên đối với những lời nghị luận về thần, mong đại vương thẩm tra kỹ càng, nắm rõ sự thật, đừng để bị lời đồn dẫn dụ, che lấp chân tướng”.
Ngụy Vương đồng ý với lời đề nghị của Bàng Thông và nói rằng: “Quả nhân tự biết điều đó, khanh cứ yên tâm đi!”.
Tuy vậy, không lâu sau khi Bàng Thông đến Hàm Đan thì đã có người nói xấu ông trước mặt Ngụy Vương. Ban đầu ông không tin, về sau số người nói xấu Bàng Thông ngày một nhiều lên, rốt cuộc Nguỵ Vương cũng tin. Đợi đến khi Bàng Thông cùng thái tử từ Hàm Đan quay về, Nguỵ Vương thật sự đã xa lánh và không triệu kiến ông nữa.
Bình luận